Hệ màu CMYK trong in ấn Sản xuất bao bì hộp - hộp giấy cao cấp - hộp quà tặng - hộp rượu - hộp trà
0922 063 615 (ZALO)
0903 013 357
Giỏ Hàng 0
Trang chủ Hệ màu CMYK trong in ấn

Hệ màu CMYK trong in ấn

Việc lựa chọn màu sắc là một công đoạn quan trọng trong in ấn. Thông thường, trong thiết kế người ta sử dụng hai hệ màu chính: RGB và CMYK 
Hệ màu CMYK và kỹ thuật in ấn
Hiện nay, khi những yêu cầu về kỹ thuật in ấn ngày càng phức tạp, các cơ sở in uy tín, chuyên nghiệp chủ yếu dùng hệ màu CMYK. Lý giải cho hiện tượng này, chúng ta cần hiểu rõ hơn về khái niệm cũng như ứng dụng của CMYK trong in ấn.

Khái niệm: hệ màu CMYK là gì?

Hệ màu CMYK là một hệ màu cơ bản trong in ấn, một hệ màu mô phỏng các sự biến đổi về mặt hóa học của mực in.

Hệ màu CMYK là hệ màu mà các màu sắc được sinh ra từ việc kết hợp bốn màu:

C = Cyan (xanh)

M = Magenta (hồng)

Y = Yellow (vàng)

K = Black (đen)

Nguyên lý làm việc của hệ màu CMYK là hấp thụ ánh sáng. Theo đó, màu mà chúng ta nhìn thấy được là từ phần của ánh sáng không bị hấp thụ. Hiểu một cách đơn giản hơn, chúng hoạt động trên cơ chế những vật không tự phát ra ánh sáng mà phản xạ lại ánh sáng từ các nguồn khác chiếu tới.

Ứng dụng của hệ màu CMYK: 

Như đã phân tích về nguồn ốc của hệ màu CMYK, chúng ta đã hình dung được phần nào về ứng dụng của hệ bốn màu trong thực tiễn. Chúng ta cùng xem thêm những ứng dụng khác của mô hình màu CMYK nha.

  • Tăng độ tương phản

Hệ màu CMYK sử dụng chủ yếu trong in ấn và thiết kế in. Việc bổ sung thêm màu Keyline vào trong hệ màu có tác dụng để xử lý những vùng có độ tương phản cao. Điều này là vô cùng quan trọng đối với một sản phẩm.

Trong ngành in chúng ta còn biết đến khái niệm TRAM. Đây là khái niệm tương đối mới với nhiều người. TRAM là một kỹ thuật in chấm điểm. Có ý nghĩa là một bực ánh sẽ có vùng sáng vùng tối, đậm nhạt khác nhau. Thay vì việc phủ một lớp màu có độ dày mỏng khác nhau, người ra sử dụng kỹ thuật in TRAM. Những vùng có điểm TRAM nhỏ sẽ có độ sáng hơn những vùng TRAM lớn sẽ có màu sắc tối hơn.

  • Tiệt kiệm mực in

Như đã phân tích ở trên, việc bổ sung thêm màu Keyline trong hệ màu CMYK giúp tiết kiệm mực in. Thay vì phải sử dụng đến ba màu là CMY thì chỉ cần dùng một màu thay thế. Quá trình in ấn cũng diễn ra nhanh hơn, độ chính xác cao hơn.

  • Giảm thiểu sai sót

Những máy in thế hệ mới cho ra những sản phẩm có màu sác đẹp, ấn tượng. Tuy nhiên với thế hệ máy cũ, việc phối màu CMY để tạo ra màu đen thường xuyên xảy ra lỗi. Màu sắc thiết kế và in ấn chênh lệch nhiều. Với sự xuất hiệu của hệ màu CMYK chúng giúp giải quyết những vấn đề nan giải đó.

  • Tăng độ chân thực

Bạn có biết rằng, hệ màu trong hiển thị là RGB, việc thiết kế bằng hệ RGB trên máy tính và việc in bằng CMY có sự chênh lệch rất lớn về màu sắc. Hệ màu CMYK ra đời được thống nhất trên cả phương diện thiết kế và in ấn. Việc đó giúp giải quyết bài toàn về hiển thị và in. Người thiết cũng dễ dàng phân tích phối tỉ lệ màu trực tiếp trên máy tính, từ đó cho ra kết quả tốt nhất.

Nguyên tắc kết hợp tạo màu CMYK

Hỗn hợp của các màu CMY lý tưởng là loại trừ (các màu này khi in cùng một chỗ trên nền trắng sẽ tạo ra màu đen). Nguyên lý làm việc của CMYK là trên cơ sở hấp thụ ánh sáng. Màu mà người ta nhìn thấy là từ phần của ánh sáng không bị hấp thụ. Trong CMYK hồng sẫm cộng với vàng sẽ cho màu đỏ, cánh sen cộng với xanh lo cho màu xanh lam, xanh lơ cộng với vàng ra màu xanh lá cây và tổ hợp của các màu xanh lơ, cánh sen và vàng tạo ra màu đen.

Kết luận

Như vậy công ty Đại Á vừa cùng các bạn tìm hiểu về hệ màu CMYK là gì? Những nguyên nhân dẫn đến việc mô hình màu CMYK, ứng dụng và nguyên tắc kết hợp màu của hệ màu CMYK trở thành mô hình màu được ứng dụng rộng rãi nhất. 

Mong rằng với những gì chúng ta vừa chia sẽ cho các bạn sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức mới về thiết kế và in ấn.

                                                                                                 

© 2018 | baobigiay.org All Rights Reserved
Thiết kế bởi :   9xozo ! Group - Trí Hướng Việt